Ban dát sẩn do Mycoplasma
Ban dát sẩn do Mycoplasma là gì? Nguyên nhân gây nên ban dát sẩn do nhiễm Mycoplasma
Ban dát sẩn là một bệnh da cấp tính thường gặp ở những người trong độ tuổi 5 – 19 tuổi với các biểu hiện trên da là dát đỏ, nổi mụn nước, sẩn phù, bọng nước xuất hiện xen kẽ với các tổn thương hình bia bắn. Vị trí hay gặp của ban sát sẩn là mu bàn tay, cổ tay, khuỷu tay, cẳng chân và đầu gối. Các vùng niêm mạc ở miệng, mắt và đường sinh dục cũng xuất hiện những ban dát sẩn.
Ban dát sẩn xuất hiện chủ yếu do sự tấn công của các vi khuẩn trong đó Mycoplasma pneumoniae là tác nhân gây bệnh điển hình. Ngoài ra còn có các nhóm vi khuẩn khác như HSV, Histoplasma capsulatum và Parapoxvirus cũng được coi là yếu tố gây nên ban dát sẩn.
Vi khuẩn Mycoplasma gây nên ban dát sẩn ở nhiều bệnh nhân
Vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae tấn công gây nên các bệnh như viêm phổi, viêm đường hô hấp, viêm phế quản biểu hiện ra ngoài bằng những cơn ho dai dẳng và nặng dần lên trong khoảng thời gian 2 – 3 tuần, kèo theo dấu hiệu dễ nhầm với cúm như hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, mệt mỏi và nổi ban dát sẩn trên da.
Triệu chứng
- Ban đối xứng xuất hiện ở đầu gối, lòng bàn tay, khủyu tay, bàn chân, và lan ra toàn thân. Ban có thể ảnh hưởng tới các vùng niêm mạc. Ban là một vùng đỏ được bao quanh bởi một vòng sáng và bên ngòai còn có một vòng ban nữa. Đường kính các vòng ban khoảng 5 cm.
- Các vòng ban dát sẩn tạo thành những vùng ở tay, chân và đầu gối.
- Ngoài ra còn xuất hiện các thương tổn khác trên da như dát đỏ, mụn nước, sẩn phù, bọng nước.
Những mụn nước xuất hiện rồi vỡ ra
- Thương tổn niêm mạc ở mức độ nhẹ: tổn thương chỉ xuất hiện ở một niêm mạc như miệng, mắt hoặc đường sinh dục. Tần suất khoảng 1 – 5 mụn nước trong một vòng ban. Các mụn nước có thể vỡ ra và tạo thành vết trợt nông, đáy mụn sạch.
- Thương tổn niêm mạc ở mức độ nặng: tổn thương xuất hiện từ 2 vùng niêm mạc trở lên hoặc tổn thương chỉ xảy ra ở một vị trí nhưng số lượng mụn nước nhiều hơn 5, khi vỡ tạo thành những vết loát và trợt lông rộng.
- Ban dát sẩn ở mức độ nặng: triệu chứng ban đầu là xuất hiện những mụn nước hoặc các bọng nước nhanh chóng vỡ ra tạo thành những vết loét nông gây đau và dát. Thương tổn nặng thường gặp ở môi, miệng, sinh dục và mắt. Vết loét tại vùng môi sẽ nhanh chóng đóng vảy và gây đau. Những vết loét chỗ sinh dục có kích thước lớn, có hình đa cung, đáy bị loát tiết ra những dịch ẩm.
- Triệu chứng toàn thân: ban dát sẩn ở thể nặng, xuất hiện những thương tổn toàn thân. Triệu chứng ban đầu trước khi có những thương tổn da là sốt, mệt mỏi, viêm phổi và sưng đau ở các khớp. Những trường hợp khác gây tổn thương thận, gân và mạch máu nhưng hiếm gặp hơn.
Ban dát sẩn lây lan nhanh toàn thân gây tổn thương da và đau đớn
Những phương pháp chẩn đoán và điều trị
- Phương pháp chẩn đoán:
+ Xét nghiệm huyết thanh: Nếu kết quả cho dương tính thì kết luận người bệnh đã nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.
+ Sinh thiết da: Hình ảnh tổn thương xuất hiện trên da sẽ phục vụ cho việc chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt. Biểu hiện sớm nhất trên hình ảnh bệnh phẩm là sự chết đi của các tế bào và hiện tượng phù nề ở lớp da kèo theo tình trạng thoái hóa từng điểm trên các tế bào đáy.
+ Xét nghiệm phát hiện nguyên nhân do vi sinh vật: Test nhanh để chẩn đoán nhiễm Mycoplasma pneumonie. Sử dụng PCR để tìm kiếm Mycoplasma pneumonie….
Xét nghiệm là phương pháp chẩn đoán điển hình
Ngoài ra, chẩn đoán ban dát sẩn do Mycoplasma còn căn cứ vào những biểu hiện lâm sàng với các đặc điểm điển hình như:
+ Bệnh khởi phát đột ngột và kèo theo sốt.
+ Thương tổn da đa dạng: hình vòng tròn kèm theo dát đỏ, mụn nước, sẩn phù, một số ít có kèm theo bọng nước.
+ Thương tổn niêm mạc tạo thành những vết trợt nông. Vị trí bị tổn thương ở niêm mạc là vùng miệng.
+ Bệnh tiến triển trong vài tuần và khỏi mà không để lại sẹo.
+ Ban dát sẩn thường xuất hiện và tái phát vào mùa xuân, thu.
- Phương pháp điều trị: Giai đoạn đầu cấp tính, hầu hết bệnh sẽ tự khỏi nên chỉ cần điều trị triệu chứng để nhanh chóng chấm dứt những biểu hiện bên ngoài.
+ Bôi corticoid tại những vùng tổn thương: Hidrocortison bôi ngày 2 lần sáng và tối. Hidrocortison có thể bôi trên những vùng da mỏng hoặc da mặt. Hoặc sử dụng Desonid bôi ngày 2 lần sáng và tối. Ngoài ra còn có Betamethason bôi ngày 2 lần sáng và tối, loại thuốc này chỉ được bôi ở tay chân và thân, không được bôi lên những vùng da mỏng, nhạy cảm và da mặt.
+ Uống kháng sinh histamin, erythromycin
Dùng kháng sinh điều trị ban dát sẩn là phương pháp mang lại hiệu quả đặc hiệu
+ Nếu bệnh nhân bị tổn thương vùng niêm mạc mắt cần nhỏ mắt hàng ngày, đối với trường hợp nặng cần tới bệnh viện để được khám và điều trị ở chuyên khoa mắt.
+ Phương pháp điều trị đặc hiệu khi nhiễm khuẩn Mycoplasma pneumonia do viêm phổi hoặc xét nghiệm huyết thanh cho kết quả dương tính là điều trị bằng kháng sinh Rovamycin liều 1,5 triệu đơn vị, dùng 3 lần/ngày, điều trị trong 14 ngày liên tiếp để có hiệu quả nhanh.
Phòng ngừa ban dát sẩn do nhiễm khuẩn Mycoplasma
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. Rửa tay trước và sau khi chăm sóc bệnh nhân.
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sẽ ngăn ngừa nhiễm khuẩn Mycoplasma
- Hạn chế tiếp xúc da – da vì ban dát sẩn do nhiễm Mycoplasma sẽ lây truyền dễ dàng qua những tiếp xúc ở da.
- Cách ly người bệnh ở những phòng riêng, tránh tiếp xúc với người bệnh, đặc biệt là trẻ em cần được cách ly và bảo vệ an toàn.
- Khi chăm sóc người bệnh bị ban dát sẩn do nhiễm Mycoplasma cần đeo găng tay, khẩu trang để ngăn ngừa nguy cơ lây bệnh.
- Vệ sinh môi trường, thân thể và răng miệng thường xuyên, sạch sẽ.
- Tăng cường vận động, thể dục để nâng cao thể chất và phòng chống bệnh tật.
Thói quen tập thể dục thường xuyên giúp phòng chống bệnh tật
- Đảm bảo chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, đầy đủ hàng ngày. Cần cung cấp đủ dưỡng chất, các vitamin và nước cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng, chống chọi lại sự xâm nhập của những vi khuẩn gây bệnh.