Bệnh lý về mạch máu và các dạng của nó
Một hệ thống ống dẫn linh hoạt bao gồm các ống dẫn lớn và nhỏ vận chuyển chất lỏng qua cơ thể. Nếu trải dài các ống dẫn này ra thì sẽ đủ để cuộn tròn nhiều vòng quanh trái đất.
Một số ống dẫn vận chuyển máu. Khi tim đập, máu cùng oxy và chất dinh dưỡng được bơm đi để nuôi các mô và lấy đi chất thải. Động mạch vận chuyển máu ra khỏi tim. Tĩnh mạch đưa máu trở về.
Các mạch bạch huyết và hạch bạch huyết là một phần của hệ thống làm sạch giúp loại bỏ các tế bào tổn thương khỏi cơ thể. Chúng cũng giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng và ung thư. Các mạch máu nhận dịch lỏng từ các mô trên khắp cơ thể. Dịch lỏng đó sẽ chảy ngược trở lại các tĩnh mạch bên dưới xương đòn.
Toàn bộ mạng lưới mạch máu này được gọi là hệ mạch hoặc hệ tuần hoàn. "Vascular" bắt nguồn từ một từ Latin có nghĩa là thùng chứa rỗng. Bất cứ tình trạng nào ảnh hưởng đến hệ thống này đều được coi là bệnh mạch máu. Các loại bệnh bao gồm các vấn đề về động mạch, tĩnh mạch, và các mạch máu chứa bạch huyết và các rối loạn ảnh hưởng đến dòng chảy của máu. Một trong số những bệnh này có thể khiến các mô không được cung cấp đủ máu, thường gọi là thiếu máu, cũng như các loại bệnh nghiêm trọng khác, thậm chí đe doạ đến mạng sống.
Xơ vữa động mạch và bệnh động mạch ngoại biên
Các động mạch vành cung cấp máu cho cơ tim. Các động mạch ngoại vi đem máu đến các mô và các cơ quan khác trên cơ thể. Cả hai loại mạch này có thể chứa chất béo, cholesterol, và các chất khác bám trên thành của chúng. Những chất này được gọi là mảng bám. Theo thời gian, mảng bám có thể lớn dần, gây hẹp mạch máu và cản trở dòng chảy của máu.
Sau cùng, động mạch sẽ bị thu hẹp khiến các mô của cơ thể không nhận đủ máu. Tùy thuộc vào vị trí bị thu hẹp mà có thể có các triệu chứng và vấn đề khác nhau. Ví dụ:
- Tắc nghẽn động mạch vành có thể gây đau ngực (đau thắt ngực) hoặc đau tim.
- Nếu tình trạng xảy ra tại động mạch cảnh cung cấp máu cho não thì có thể gây ra đột qụy hoặc đột qụy nhỏ, còn được gọi là cơn thiếu máu tạm thời hoặc TIA.
- Tắc nghẽn ở thận có thể ảnh hưởng tới chức năng của nó, không kiểm soát được huyết áp cao và suy tim.
- Tắc nghẽn ở chân có thể dẫn đến đau chân hoặc chuột rút khi đang hoạt động, còn gọi là tình trạng tập tễnh; thay đổi màu da, lở loét, và mỏi chân.
Khi máu không thể đến một phần nào đó trên cơ thể, các mô sẽ chết. Nếu điều đó xảy ra, bạn có thể bị mất một chi hoặc một bộ phận nào đó.
Chứng phình mạch
Phình động mạch là hiện tượng thành mạch máu bị trương lên. Thường xảy ra ở động mạch chủ, mạch máu chính từ tim đi ra. Phình động mạch chủ cũng có thể xảy ra ở ngực, hoặc bụng.
Phình động mạch nhỏ thường không gây nguy hiểm. Nhưng chúng gây ra nguy cơ mắc phải vấn đề khác như:
- Mảng bám có thể tích tụ nơi mạch bị phình.
- Khối máu đông có thể hình thành nơi mảng bám, bị vỡ ra và kẹt ở vị trí nào đó, điều này có thể rất nguy hiểm.
- Động mạch bị phình có thể lớn dần và chèn ép các cơ quan khác gây đau.
Vì thành động mạch bị kéo căng và mỏng hơn ở vị trí bị phình, nên nó khá dễ bị đứt và có thể bị nổ dưới áp lực giống như một quả bóng. Động mạch chủ bị phình và vỡ đột ngột có thể gây tử vong.
Hiện tượng Raynaud (Bệnh Raynaud hoặc Hội chứng Raynaud)
Khi bạn lạnh hoặc bị kích thích, các động mạch nhỏ ở ngón tay và đôi khi là ở ngón chân có thể co lại hoặc bị chuột rút. Việc này có thể tạm thời làm ngưng cung cấp máu tại vị trí đó, khiến da bạn trở nên trắng hoặc xanh nhạt và cảm thấy lạnh hoặc tê liệt.
Điều kiện làm việc của một số công việc gây ra hiện tượng Raynaud. Hoặc các triệu chứng có thể liên quan đến các căn bệnh tiềm ẩn, bao gồm lupus, viêm khớp dạng thấp, và chứng xơ cứng bì.
Bệnh Buerger
Loại bệnh hiếm gặp này thường ảnh hưởng đến các động mạch và tĩnh mạch nhỏ và trung bình ở tay và chân. Các mạch máu bị sưng và có thể bị tắc nghẽn do các khối máu đông làm cản trở máu tới ngón tay, bàn tay, ngón chân hoặc bàn chân. Các bộ phận này sẽ bị tổn thương ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi. Nếu nghiêm trọng, bạn có thể phải cắt bỏ ngón tay hoặc ngón chân.
Người bị bệnh Buerger cũng có thể có triệu chứng của bệnh Raynaud.
Mặc dù nguyên nhân chưa được xác định rõ, nhưng có một sự liên kết mạnh mẽ giữa việc sử dụng thuốc lá - bao gồm cả xì gà và thuốc lá nhai - và hút thuốc lá thụ động.
Bệnh tĩnh mạch ngoại vi và suy tĩnh mạch
Không giống như các động mạch, tĩnh mạch có nắp bên trong gọi là van. Khi các cơ co bóp, các van mở ra và đưa chuyển máu qua các mạch máu. Khi cơ thả lỏng, các van sẽ đóng lại nên máu chỉ chảy theo một hướng.
Van bị hỏng không thể đóng hoàn toàn khi cơ thả lỏng. Điều này làm cho máu chảy theo cả hai hướng.
Suy tĩnh mạch là một ví dụ về tình trạng này. Tĩnh mạch có thể bị lồi lên trông như những sợi dây màu tím dưới da. Chúng cũng có thể trông giống như những đốm nhỏ màu đỏ hoặc tím trên đầu gối, bắp chân, hoặc đùi. Những tĩnh mạch mạng nhện này là do các mạch máu nhỏ gọi là mao mạch bị sưng gây nên. Vào cuối ngày, chân của bạn thường bị đau nhức, hoặc sưng.
Phụ nữ thường mắc bệnh suy tĩnh mạch nhiều hơn nam giới, và trong gia đình họ cũng là người thường mắc bệnh hơn. Mang thai, béo phì, hoặc đứng suốt thời gian dài có thể gây ra bệnh.
Vì máu chuyển động chậm hơn nên có thể kết dính vào các cạnh của tĩnh mạch, và các khối đông có thể hình thành.
Đông máu tĩnh mạch (VTE)
Một khối máu đông xuất hiện trong tĩnh mạch bên trong cơ bắp, thường là phía dưới chân, đùi, hoặc khung xương chậu được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Nếu nó bị vỡ nhỏ ra và di chuyển đến phổi sẽ gây nên thuyên tắc phổi (PE). Những khối máu đông trong tĩnh mạch được gọi là huyết khối tĩnh mạch, hoặc VTE.
Nguyên nhân gây nên huyết khối:
• Các bệnh lý làm giảm lưu thông máu hoặc làm máu đặc hơn, như suy tim sung huyết và các khối u
• Van tĩnh mạch bị hỏng
• Các mạch máu bị tổn thương do thương tích hoặc nhiễm trùng
• Các rối loạn di truyền khiến máu dễ bị đông
• Hormon, chẳng hạn như estrogen trong thai kỳ và thuốc ngừa thai
• Nằm ngủ trên giường nhiều hoặc ít vận động
• Phẫu thuật, đặc biệt là một số phẫu thuật hông và chân
Các van tĩnh mạch bị tổn thương hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gây ra tình trạng tụ máu lâu dài và sưng ở chân. Hiện tượng đó được gọi là suy tĩnh mạch mạn tính. Nếu không có biện pháp kịp thời, dịch lỏng sẽ rò rỉ vào các mô ở mắt cá và phần bàn chân của bạn. Sau cùng có thể khiến cho da bị phá hủy và bào mòn.
Rối loạn đông máu
Một số bệnh khiến máu của bạn có nhiều khả năng hình thành khối đông. Các bệnh này có thể là do bẩm sinh hoặc mắc phải. Những rối loạn này có thể gây ra:
- Chất làm đông máu có mức độ cao hơn bình thường, như fibrinogen, yếu tố VIII và prothrombin
- Thiếu protein làm loãng máu (chống đông máu), bao gồm antithrombin, protein C và protein S
- Khó khăn khi phá vỡ sợi huyết, lưới protein chứa các cục máu đông
- Thiệt hại đối với tế bào nội mô, lớp lót bên trong mạch máu
Phù bạch huyết
Hệ bạch huyết không có ống bơm như hệ tuần hoàn của bạn. Nó phụ thuộc vào các van trong các mạch máu và sự co cơ để giữ cho bạch huyết di chuyển.
Khi các mạch máu hoặc các hạch bị thiếu hoặc không hoạt động bình thường, dịch lỏng có thể tích tụ và gây viêm, thường là ở cánh tay và chân. Đây được gọi là phù bạch huyết.
Phù bạch huyết nguyên phát khá hiếm. Nó xảy ra khi bạn bị thiếu một số mạch bạch huyết hoặc khi các ống dẫn có vấn đề bẩm sinh.
Sự tắc nghẽn hoặc gián đoạn của hệ bạch huyết được gọi là phù bạch huyết thứ phát. Nó có thể xảy ra do:
- Ung thư và các biện pháp điều trị ung thư, bao gồm cả xạ trị
- Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)
- Nhiễm trùng
- Sự hình thành mô sẹo
- Thương tích nghiêm trọng
- Phẫu thuật