Các giai đoạn của Ung Thư Cổ Tử Cung, dấu hiệu, chuẩn đoán và phương pháp điều trị

Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư phụ khoa phổ biến nhất tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Cứ mỗi 2 phút lại có 1 phụ nữ chết vì ung thư cổ tử cung, điều này cho thấy mức độ nguy hiểm và chết chóc mà căn bệnh này mang lại. Do đó, chúng ta cần có những hiểu biết cơ bản về ung thư cổ tử cung để bảo vệ gia đình và bản thân.

 

Ung thư cổ tử cung là gì?

Cổ tử cung là cơ quan nối âm đạo với buồng trứng của phụ nữ. Ung thư cổ tử cung xuất hiện ở biểu mô cổ tử cung khi các tế bào niêm mạc bất thường nhân lên một cách mất kiểm soát và tạo thành khối u. Độ tuổi phổ biến của ung thư cổ tử cung là 30 – 59, đặc biệt là độ tuổi 45 – 55. Mặt khác, ung thư cổ tử cung rất hiếm gặp ở phụ nữ dưới 20 tuổi.
Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

Các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân chính gây ra 70% số ca ung thư tử cung là do quá trình viêm nhiễm kéo dài virut HPV (Human Papiloma Virus). Loại virut này xâm nhập vào tế bào ở cổ tử cung và gây ra các đột biến trong những tế bào này. Các tế bào bị đột biến sẽ tăng sinh bất thường tạo thành các khối u, nếu là khối u ác tính thì gây ra ung thư cổ tử cung.

Hiện nay, khoa học đã phát hiện và có nghiên cứu trên 100 chủng loại HPV khác nhau, trong đó các chủng 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66 có nguy cơ gây ra ung thư cổ tử cung cao nhất.

Bên cạnh HPV thì các yếu tố sau đây cũng góp phần làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung:

-         Quan hệ tình dục sớm

-         Quan hệ tình dục với nhiều người

-         Vệ sinh cơ quan sinh dục kém

-         Hút thuốc lá

-         Ảnh hưởng của bệnh HIV

Triệu chứng & Các giai đoạn  của ung thư cổ tử cung

Dấu hiệu bệnh ung thư cổ tử cung

-         Chảy máu âm đạo

Chảy máu âm đạo bất thường là dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư cổ tử cung. Chảy máu có thể xuất hiện sau khi giao hợp hoặc giữa chu kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó, bệnh nhân ung thư cổ tử cung còn có thể bị cháy máu sau khi mãn kinh hoặc ra máu nhiều hơn bình thường khi hành kinh.

Hiện tượng chảy máu âm đạo ở bệnh nhân ung thư cổ tử cung đặc biệt xảy ra phổ biến sau khi quan hệ tình dục. Có đến 80% bệnh nhân xuất hiện triệu chứng này.

-         Đau khu vực xương chậu

Các cơn đau khuếch tán hoặc đau âm ỉ tại vùng chậu là dấu hiệu quan trọng cần chú ý để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Đặc biệt là những cơn đau ngoài thời gian hành kinh hoặc khi quan hệ tình dục.

-         Dịch âm đạo có biểu hiện bất thường

Dịch âm đạo đột ngột chuyển sang màu đục hoặc có mùi hôi cũng là dấu hiệu âm đạo đang bị viêm nhiễm. Lúc này, bạn cần đến bác sĩ để khám và đảm bảo về nguyên nhân của hiện tượng này.

Ngoài ra, khi dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn bình thường và kéo dài thì bạn cũng nên đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và thăm khám.

-         Đi tiểu bất thường

Ung thư cổ tử cung sẽ dẫn đến hiện tượng đi tiểu thường xuyên hoặc tiểu buốt.

Các giai đoạn của ung thư cổ  tử cung

Ung thư cổ tử cung gồm có 5 giai đoạn chính từ  0 – IV như sau:

-         Giai đoạn 0: giai đoạn đầu này con được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ. Lúc này, các tế bào ung thư chỉ xuất hiện ở biểu mô và chưa xâm nhập vào bên trong mô tử cung.

-         Giai đoạn I: Các tế bào ung thư bắt đầu quá trình thâm nhập

Giai đoạn IA: Các tế bào gây ung thư bắt đầu phát triển nhưng chưa hình thành khối u, chỉ có thể phát hiện bệnh bằng các xét nghiệm như sinh thiết. Các tế bào ung thư xâm nhập vào cổ tử cung từ 3 – 5mm.

Giai đoạn IB: Giai đoạn này đã có thể phát hiện tế bào ung thư bằng xét nghiệm hình ảnh. Các tế bào ung thư đã phát triển trong phạm vi khoảng 4cm.

-         Giai đoạn II: Các tế bào ung thư bắt đầu xâm lấn mô trong khu vực vùng chậu

Giai đoạn IIA: Tế bào ung thư bắt đầu lan rộng ra phần trên âm đạo nhưng chưa đi xuống phần dưới

Giai đoạn IIB: Tế bào ung thư lan đến các mô ở dạ con

-         Giai đoạn III: Các tế bào ung thư bắt đầu lây lan đến vùng dưới âm đạo

Giai đoạn IIIA: Tế bào ung thư chỉ giới hạn ở phần dưới âm đạo

Giai đoạn IIIB: Tế bào ung thư lan rộng khắp vùng chậu và chèn các bộ phận xung quanh. Biểu hiện điển hình là dòng nước tiểu bị ngăn cản gây ra tiểu buốt.

-         Giai đoạn IV: Tế bào ung thư bắt đâu di căn ra khắp cơ thể

Giai đoạn IVA: Bàng quang cùng với trực tràng là 2 bộ phận bị tế bào ung thư di căn đến đầu tiên

Giai đoạn IVB: Đây là giai đoạn cuối của ung thư cổ tử cung khi mà các tế bào ung thư đã lây lan và tấn công toàn bộ cơ thể. Đến giai đoạn này, bệnh đã hết khả năng được chữa trị thành công.

Chuẩn đoán và kiểm tra

Một số phương pháp thông dụng để tầm soát và chẩn đoán ung thư cổ tử cung bao gồm:

-         Phiến đồ tế bào học cổ tử cung (PAP): Đây hiện được xem là phương pháp hiệu quả nhất để tầm soát dấu hiệu tiền ung thư cũng như phát hiện các tổn thương của tử cung. Bác sĩ sẽ lấy một phần nhỏ mô tử cung để soi dưới kính hiển vi và kết hợp với các điều kiện lâm sàng để kết luận tình trạng.

-         Xét nghiệm Schiller (dùng Iodine): Các chuyên gia sẽ lấy một phần mô tử cung để nhuộm Iot, nếu lên màu nâu thì trạng thái bình thường, nếu không thì có nguy cơ ung thư tử cung. Hiện tượng lên màu là do cổ tử cung khỏe mạnh có nhiều Glycogen sẽ tạo màu nâu khi phản ứng với Iot

-         Sinh thiết: Sau khi tiến hành 2 phương pháp trên thì sinh thiết là bước cuối cùng để đưa ra kết luận về khả năng bị ung thư tử cung của một người.

-         Soi cổ tử cung: Phương pháp này không giúp trực tiếp chẩn đoán ung thư nhưng cho phép bác sĩ lựa chọn khu vực để tiến hành sinh thiết.

Nếu xác nhận có mặt ung thư sau khi sinh thiết, các xét nghiệm khác sẽ được tiến hành gồm chụp X-quang và chụp CT hoặc MRI vùng bụng và chậu. Các xét nghiệm xương chậu có gây mê sẽ được tiến hành để xác định tình trạng của bệnh nhân.

Điều trị và Chăm sóc

Ung thư cổ tử cung được điều trị như thế nào?

Phác đồ điều trị cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung cần ý kiến từ một nhóm chuyên gia về phẫu thuật vùng chậu, hóa xạ trị và các hình ảnh chụp cổ tử cung. Các cách điều trị ung thư cổ tử cung hiện nay gồm có:

-         Phẫu thuật: Đây là phương pháp hiệu quả cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung trước giai đoạn IIB, khi mà tế bào ung thư vẫn chưa lây lan rộng và có khả năng được loại bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật chống chỉ định cho bệnh nhân ở giai đoạn IIB trở lên, bệnh nhân hơn 70 tuổi, bệnh nhân có chống chỉ định về theo hồ sơ bệnh lý đi kèm.

-         Hóa xạ trị: Từ giai đoạn IIB trở lên, các bác sĩ có thể tiến hành xạ trị độc lập hoặc xạ trị kết hợp hóa trị liệu. Xạ trị có thể sử dụng phương pháp xạ trị bên ngoài song song với xạ trị bên trong. Xạ trị tia bên ngoài tiến hành hàng ngày trong khoảng 5-6 tuần. Xạ trị tia bên trong được tiến hành khoảng 2-5 lần.

-         Sử dụng thuốc: Tất cả các phương pháp điều trị kể trên đều có những mặt hạn chế và tác dụng phụ. Do đó, sự hỗ trợ của thuốc là điều hết sức cần thiết. Với sự phát triển của khoa học hiện nay, rất nhiều loại thuốc được áp dụng để hỗ trợ qu       á trình điều trị ung thư cổ tử cung. Loại thuốc và liều lượng sẽ được bác sĩ kê toa chi tiết dựa trên giai đoạn ung thư và thể trạng bệnh nhân.


Những lưu ý và chăm sóc bệnh nhân ung thư cổ tử cung

Điều đầu tiên cần lưu ý là bệnh nhân bị các bệnh về đường sinh dục mà ở đây là ung thư cổ tử cung thường có tâm lý e ngại và tự ti về bản thân nên việc chăm sóc họ sẽ gặp một số vấn đề khó khăn.

Sau khi bệnh nhân trải qua quá trình điều trị, người thân và bạn bè nên giúp đỡ bệnh nhân thực hiện vật lý trị liệu để rút ngắn thời gian bình phục. Các bài tập thể dục, đặc biệt là yoga có tác dụng rất tốt cho người bệnh.

Bên cạnh đó, cần động viên và an ủi bệnh nhân một cách khéo léo để tránh tình trạng suy sụp tinh thần. Người thân cần khuyên bệnh nhân tránh xa các chất kích thích đồng thời thực hiện chế độ ăn uống giàu vitamin và khoáng chất để tằng cường sức đề kháng.

Đối với phụ nữ bị ung thư cổ tử cung thì người chồng có vai trò quan trọng nhất. Trong giai đoạn này, không nên đòi hỏi chuyện tế nhị khi vợ đang bệnh, ít nhất nên kiêng quan hệ tình dục 6 tuần sau khi phẫu thuật. Đồng thời, người chồng cần bên cạnh để trò chuyện và tạo mối liên hệ nhẹ nhàng nhưng khắn khít.

Các cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh đang ngày càng phổ biến ở phụ nữ. Mặc dù đây là căn bệnh nguy hiểm nhưng thời gian hình thành của nó khá lâu (có khi lên đến 15 năm) nên chúng ta có thể phòng ngừa bằng nhiều cách:

-         Khám phụ khoa định kì hàng năm hoặc 6 tháng/lần để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường. Có thể hỏi bác sĩ về thí nghiệm PAP để thực hiện thường niên vì đây là xét nghiệm hiệu quả trong việc phát hiện sớm dấu hiệu bất thường.

-         Tiêm vacxin HPV là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa ung thư cổ tử cung.

-         Không quan hệ tình dục bừa bãi và thực hiện tình dục an toàn

-         Không hút thuốc và sử dùng nhiều chất kích thích

-         Vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách hàng ngày và sau khi quan hệ

-         Sử dụng thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Tóm lại, ung thư cổ tử cung là một căn bệnh rất nguy hiểm với tỉ lệ tử vong lên đến 55%. Tiên lượng của bệnh nhân phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm phát hiện bệnh. Càng phát hiện sớm và có phác đồ điều trị phù hợp thì ung thư cổ tử cung vẫn có khả năng chữa khỏi. Do đó, tất cả phụ nữ cần tìm hiểu về căn bệnh này cũng như cách phòng ngừa để đảm bảo sức khỏe cho chính mình.