Nhận biết sớm dấu hiệu Suy Thận và phương pháp điều trị thích hợp khi mắc bệnh
Suy thận là gì? Các loại suy thận?
Suy thận là sự suy giảm chức năng của thận, làm cho quá trình bài tiết các chất cặn bã trong cơ thể không triệt để. Các chất độc hại tồn đọng và tích tụ lâu ngày làm nảy sinh các loại bệnh lí nguy hiểm. Suy thận diễn ra trong thời gian dài, diễn biến âm thầm nên khó phát hiện.
Cấu trúc thận
Suy thận gồm có 2 loại: suy thận cấp tính và suy thận mãn tính
- Suy thận cấp tính: xảy ra khi cơ thể gặp sự cố đột ngột như mất một lượng máu lớn, nhiễm trùng hay bị tai nạn. Khi đó, suy thận diễn ra nhanh chóng, sự suy giảm đột ngột của chức năng thận thường ngắn ngủi và có thể được khắc phục nếu điều trị kịp thời các sự cố trên nhưng suy thận cấp tính kéo dài dẫn đến tổn thương thận.
- Suy thận mãn tính: quá trình suy thận diễn ra lâu dài, nhanh chóng có thể gây tử vong sớm, thận bị suy giảm 1/3 chức năng chỉ trong hơn 3 tháng. Khi chức năng thận bị suy giảm nghiêm trọng, chất thải độc hại tồn đọng nhiều trong cơ thể và trong nồng độ máu dẫn đến các bệnh lí nguy hiểm. Để cứu vãn tình thế và kéo dài sự sống cho người bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành chạy thận hoặc ghép thận.
Triệu chứng của suy thận
- Buồn nôn và chán ăn do sự tích tụ của độc tố ure trong máu nhiều.
- Mệt mỏi, chán ăn do thận sản sinh ra ít erythropoietin, cơ thể có ít các tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy dẫn đến thiếu máu, các cơ và đầu óc mệt mỏi, giảm hoạt động.
- Thường xuyên đi tiểu vào ban đêm. Nước tiểu xuất hiện nhiều bọt hay bong bóng, thậm chí có cả máu, cảm thấy căng tức trong mỗi lần đi tiểu và đi tiểu khó khăn.
- Giảm sút tinh thần. Sự tích tụ các độc tố ngày càng nhiều trong cơ thể gây mệt mỏi, mất tập trung và giảm sút tinh thần cùng với sút cân.
- Phù ở chân và tay do chất lỏng tích tụ nhiều trong cơ thể. Suy thận dẫn đến chức năng thận suy giảm không thể thải chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể.
Suy thận gây ra triệu chứng phù ở chân
- Ngứa dai dẳng, người bệnh thường xuyên gặp những trận ngứa ở mức độ nặng vì thận suy giảm chức năng lọc bỏ độc tố, các chất thải tích tụ trong máu ngày càng nhiều.
- Đau ngực, khó thở khi các chất lỏng không được loại bỏ ra ngoài mà tích tụ nhiều ở màng tim và phổi.
- Hoa mắt, chóng mặt. Khi thận bị suy yếu, máu sẽ bị thiếu oxy dẫn đến thiếu máu lên não gây giảm trí nhớ, mất tập trung, hoa mắt, chóng mặt.
Nguyên nhân gây suy thận
- Sỏi thận là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận. Những người bị sỏi thận nếu không được điều trị dứt điểm sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận, lâu ngày dẫn đến suy thận.
- Huyết áp cao, tiểu đường cũng là những nguyên nhân gây suy thận.
- Những bệnh lí về nhiễm trùng hay chấn thương có thể gây biến chứng suy thận.
- Lạm dụng thuốc giảm đau, thói quen thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau lâu dài với liều lượng cao gây suy giảm chức năng thận.
- Thường xuyên uống nước ngọt có ga làm nồng độ pH thay đổi làm tăng gánh nặng cho thận và tăng nguy cơ hư hại thận.
Thói quen ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân gây suy thận
- Thói quen hay ăn bánh ngọt có chứa nhiều chất phụ gia. Những chất phụ gia độc hại có trong bánh ngọt tích tụ lâu ngày trong cơ thể gây hại cho hệ thần kinh trung ương, máu và thận.
- Thói quen ăn mặn, hàm lượng muối trong thức ăn hàng ngày cao gây ra tăng huyết áp, làm máu trong thận khó lưu thông ổn định làm thận phải thường xuyên làm việc gắng sức dẫn đến suy thận.
- Uống ít nước. Thói quen lười uống nước sẽ làm lượng nước tiểu được giải phóng ít, đồng thời các chất thải và độc tố trong nước tiểu có cơ hội tích tụ gây nên các bệnh như sỏi thận và thận ứ nước.
Các phương pháp chẩn đoán suy thận và cách điều trị
- Các phương pháp chẩn đoán suy thận
Bệnh suy thận diễn biến âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng nên xét nghiệm là cách duy nhất để xác định bệnh. Xét nghiệm cần được tiến hành khi có những triệu chứng nghi ngờ như tiền sử mắc các bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch hoặc gia đình có người mắc bệnh.
+ Phương pháp xét nghiệm:
· Xét nghiệm máu: phương pháp xét nghiệm để xác định tốc độ lọc cầu thận GFR có tốt hay không.
· Xét nghiệm nước tiểu: phương pháp xét nghiệm để xác định xem albumin có trong nước tiểu hay không. Khi thận bị tổn thương, albumin có thể xâm nhập vào nước tiểu và phát triển trong cơ thể.
+ Kiểm tra huyết áp: Huyết áp cao có thể gây suy thận, do đó những người có tiền sử huyết áp cao cần đo huyết áp thường xuyên để xem có bị suy thận hay không.
+ Kiểm tra tiểu đường: Người mắc tiểu đường có nguy cơ suy thận cao do đó những người mắc tiểu đường cần kiểm tra chức năng thận mỗi năm để kiểm soát mức độ suy thận.
+ Siêu âm thận: Kết quả siêu âm cho phép đánh giá cấu trúc và kích thước của thận từ đó giúp chẩn đoán suy thận.
+ Sinh thiết thận: bác sĩ tiến hành lấy một mẫu tế bào ở thận, quan sát dưới kính hiển vi để xác định những yếu tố gây suy thận.
- Điều trị suy thận
+ Điều trị bằng thuốc:
Suy thận ở mức độ nhẹ, được chẩn đoán ở giai đoạn đầu có thể được chữa khỏi bằng thuốc kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh, hợp lí nhằm làm giảm những triệu chứng của bệnh. Đồng thời, người bệnh cần duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cải thiện tình trạng thiếu máu, uống nước đầy đủ, hạn chế ăn mặn, bổ sung magie…
Duy trì chế độ ăn uống hợp lí, nhiều rau xanh và đậu nành hỗ trợ tích cực trong điều trị suy thận
+ Điều trị thay thế (chạy thận, ghép thận):
Khi suy thận ở giai đoạn cuối, thận không thể loại bỏ được các chất cặn bã trong cơ thể thì chạy thận hoặc ghép thận là biện pháp cần thiết để giúp người bệnh kéo dài sự sống. Tuy nhiên, việc ghép thận hiện nay gặp không ít khó khăn do nguồn cung cấp thận khan hiếm. Đồng thời, phẫu thuật cấy ghép còn tùy thuộc vào mức độ tương thích của bệnh nhân với quả thận mới. Hơn nữa, chi phí cho ca điều trị chạy thận và ghép thận là vô cùng tốn kém nên không phải ai cũng có đủ điều kiện tài chính để theo được.
+ Điều trị bằng tế bào gốc:
Đây là phương pháp điều trị hoàn toàn mới đem lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị. Các bác sĩ sẽ tiến hành cấy một loại tế bào đa năng vào cơ thể người bệnh. Sau đó tế bào này sẽ có khả năng tự sản sinh ra các tế bào mới thay thế các tế bào bị bệnh. Theo báo cáo hiện nay cho thấy, phương pháp điều trị này có hiệu quả tốt, người bệnh chỉ cần được điều trị khoảng 1 tuần và sau 2 liệu trình, chức năng thận đã dần trở lại bình thường. Các triệu chứng như tiểu dắt, sưng phù, thiếu máu giảm rõ rệt.
Những biến chứng của suy thận
- Suy thận lâu ngày, kéo dài dẫn đến tích nước trong cơ thể gây ra phù.
- Suy thận làm gia tăng lượng kali trong máu, suy giảm chức năng tim, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.
- Suy thận mãn tính có thể dẫn đến các bệnh lí về tim mạch.
- Mệt mỏi, giảm ham muốn tình dục hoặc bất lực.
- Tổn thương hệ thần kinh trung ương do thiếu máu thường xuyên.
- Giảm khả năng miễn dịch, cơ thể dễ bị nhiễm trùng hoặc mắc bệnh.
Phòng ngừa suy thận
- Điều trị tốt bệnh tiểu đường sẽ hạn chế nguy cơ suy thận.
- Điều trị tốt các bệnh về huyết áp, tim mạch, mỡ máu giúp ngăn ngừa suy thận.
- Ngừng hút thuốc lá và rượu bia.
- Nên ăn nhạt, ăn ít chất béo, ăn nhiều cá, rau quả. Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi.
- Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày. Tùy thuộc thời tiết và mức độ vận động mà bổ sung 2 – 3 lít nước/ngày.
- Uống nhiều nước cam, chanh tươi giúp chống lại sự tạo sỏi trong thận, ngăn chặn suy thận.
Uống nhiều nước cam tốt cho thận
- Rèn luyện thói quen vận động, tập thể dục hàng ngày.
- Không tự ý dùng thuốc hay lạm dụng thuốc.
- Khám sức khỏe định kì, khi khám thận cần kiểm tra các yếu tố nguy cơ như huyết áp, nước tiểu, xét nghiệm máu…