Rối Loạn Đông Máu: một căn bệnh nguy hiểm

Rối loạn đông máu là gì? Các loại rối loạn đông máu. Những ai có nguy cơ dễ bị rối loạn đông máu.

Rối loạn đông máu là hội chứng máu chảy mà không đông lại được như bình thường do sự thiếu hụt của các yếu tố đông máu. Đó có thể là sự thiếu hụt của một protein trong máu (còn gọi là yếu tố đông máu VIII và IX) có tác dụng kiểm soát chảy máu hoặc protein này có tồn tại nhưng hoạt động không bình thường làm cho máu khó đông và lâu cầm.

Bệnh rối loạn đông máu có nhiều thể nhưng đều do yếu tố đông máu gây ra. Đối với những người bình thường khi cơ thể bị chảy máu, yếu tố đông máu sẽ làm các tiểu cầu kết dính lại với nhau, tạo thành các cục máu đông giúp cầm máu. Với những người bị rối loạn đông máu, các yếu tố đông máu bị thiếu hoặc hoạt động không bình thường, máu sẽ chảy liên tục và khó cầm. Bệnh rối loạn đông máu xảy ra ở cả nam và nữ, là căn bệnh hiếm gặp nhưng đòi hỏi phải điều trị lâu dài, người bệnh có thể phải sống nhờ vào máu của người khác.

Rối loạn đông máu là căn bệnh nguy hiểm

Rối loạn đông máu được chia làm 3 thể:

-                     Thể nặng: yếu tố đông máu VIII hoặc IX < 1%, các cơ khớp hoặc các bộ phận xảy ra chảy máu tự nhiên khi không có chấn thương.

-                     Thể trung bình: nồng độ của yếu tố VIII hoặc IX trong máu từ 1% - 5% diễn ra chảy máu sau chấn thương, sau khi phẫu thuật hoặc nhổ răng. Mức độ chảy máu diễn ra trung bình.

-                     Thể nhẹ: nồng độ yếu tố VIII hoặc IX từ 5% - 30%, chảy máu diễn ra khi xảy ra chấn thương lớn, nhổ răng hoặc phẫu thuật. Chảy máu diễn ra ở mức độ nhẹ nên người bệnh được chẩn đoán muộn.

Chứng rối loạn đông máu do nhiễm sắc thể X gây ra nên đàn ông sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn phụ nữ vì họ chỉ mang một nhiễm sắc thể X còn phụ nữ có 2 nhiễm sắc thể XX.

Nguyên nhân gây rối loạn đông máu

-                     Di truyền: bố hoặc mẹ bị rối loạn đông máu truyền sang con cái. Những người sinh ra trong gia đình có bố mẹ bị bệnh rối loạn đông máu sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Tuy nhiên mức độ chảy máu của các thành viên trong cùng một gia đình là khác nhau. Những bé trai sẽ có nguy cơ bị di truyền cao hơn bé gái do gen gây rối loạn đông máu nằm ở nhiễm sắc thể X.

-                     Mắc bệnh ưa chảy máu di truyền do thiếu hụt các yếu tố đông máu VIII, IX, X.

Những người ưa chảy máu có nguy cơ cao bị rối loạn đông máu

-                     Thiếu vitamin K làm giảm các yếu tố đông máu trong cơ thể gây rối loạn cơ chế cầm máu.

-                     Do đột biến gen: trước khi sinh ra đã bị đột biến gen ở các nhiễm sắc thể đông máu VIII hoặc IX.

-                     Do tiểu cầu: một số bệnh ung thư làm giảm mức độ tiểu cầu trong máu, khiến tiểu cầu bị tổn thương về hình thái và chức năng trong đó chức năng đông máu không thể hoạt động bình thường dẫn đến máu khó đông.

-                     Tủy bị suy nhược dẫn đến giảm tiểu cầu làm rối loạn cơ chế đông máu.

-                     Do thành mạch: mắc các bệnh lí nhiễm trùng, bệnh mãn tính như ung thư gan, viêm gan, xơ gan... gây tổn thương thành mạch. Cấu trúc thành mạch bị biến đổi làm cho thành mạch tổn thương, kém bền vững gây ra nguy cơ dễ bị chảy máu.

-                     Cơ thể bị nhiễm trùng hoặc nhiễm độc làm fibrin bị tiêu hủy ngăn cản quá trình đông máu.

-                     Sử dụng thuốc: các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống đông máu, thuốc kháng ung thư sẽ ngăn chặn sự tăng trưởng và tái tạo những mạch máu mới dẫn đến rối loạn đông máu. Những dược phẩm quen mặt làm rối loạn đông máu trên thị trường hiện nay là bevacizumab và sorafenib.

Việc sử dụng một số loại thuốc có sẽ gây tác dụng phụ làm rối loạn đông máu

-                     Rối loạn gen V Leiiden là loại gen cần thiết trong quá trình đông máu. Những người bị khiếm khuyết gen này sẽ có nguy cơ bị rối loạn đông máu cao hơn những người bình thường.

-                     Thiếu hụt protein C, antithrombi III gây ra những rối loạn đông máu.

-                     Mắc các bệnh ung thư tuyến như ung thư thực quản và ung thư tử cung là những loại ung thư gây rối loạn đông máu.

-                     Nhóm máu có liên quan đến rối loạn đông máu. Những người có nhóm máu O sẽ có nồng độ các yếu tố đông máu thấp hơn những người có nhóm máu A,B và AB. Do đó, những người có nhóm máu O sẽ dễ có nguy cơ bị rối loạn đông máu và chảy máu nặng hơn.

Triệu chứng của rối loạn đông máu

-                     Chảy máu quá nhiều sau chấn thương hoặc phẫu thuật, sau khi nhổ răng hoặc khám nha khoa.  

-                     Chảy máu bất thường không rõ nguyên nhân mặc dù chỉ ở mức độ trung bình.

-                     Chảy máu cam thường xuyên và kéo dài.

Chảy máu cam thường xuyên là biểu hiện của rối loạn đông máu

-                     Chảy máu răng lợi.

-                     Xuất hiện nhiều vết bầm tím lớn. Vết bầm tím có hình dáng cục u ở dưới da.

-                     Một số người bệnh được phát hiện bị rối loạn đông máu sau khi tiến hành phẫu thuật hoặc bị chấn thương nghiêm trọng mà máu chảy quá nhiều và lâu cầm.

-                     Sau khi tiêm chủng xuất hiện chảy máu bất thường.

-                     Phân hoặc nước tiểu có máu.

-                     Sưng đau các cơ khớp.

-                     Phụ nữ mắc rối loạn máu đông sẽ tăng lưu lượng máu trong thời kì kinh nguyệt. Chảy máu kinh nguyệt nặng và kéo dài khoảng hơn 1 tuần, xuất hiện những cục máu kinh nguyệt có đường kính lớn hơn 2,5cm. Tuy nhiên, những triệu chứng này ở phụ nữ thường bị bỏ qua và không được chẩn đoán. Vì nhiều người cho rằng nó là hiện tượng bình thường trong giai đoạn kinh nguyệt của người phụ nữ mà không liên quan đến rối loạn đông máu.

-                     Mệt mỏi và khó thở như thiếu máu.

-                     Nôn mửa kèo theo máu.

-                     Dấu hiệu phổ biến nhất là sự xuất hiện của những huyết khối ở tĩnh mạch gây nên suy tĩnh mạch, các mạch máu nổi lên chằng chịt ở chân, đùi... kèo theo sưng đỏ, đau dữ dội.

-                     Rối loạn đông máu ở phổi gây đau ngực, khó thở, hơi thở ngắn.

-                     Nghiêm trọng nhất là rối loạn đông máu ở động mạch gây nhồi máu cơ tim, đột ngụy.

-                     Đau sưng đột ngột ở các khớp như đầu gối, khuỷu tay, vai, hông và các bắp tay, bắp chân.

-                     Tức khớp.

-                     Đau đầu dai dẳng.

Những phương pháp chẩn đoán và điều trị rối loạn đông máu

-                     Phương pháp chẩn đoán: Thông thường, rối loạn đông máu sẽ được chẩn đoán sau khi diễn ra chảy máu bất thường và khó cầm máu. Người bệnh sẽ được đưa đến bác sĩ chuyên khoa để khám và chẩn đoán bệnh bằng các phương pháp sau:

+ Bác sĩ tiến hành hỏi để khai thác tiền sử bệnh và khám toàn thể.

+ Xét nghiệm máu xác định nồng độ và hoạt tính các yếu tố đông máu VIII, IX có trong máu.

Xét nghiệm máu là biện pháp chẩn đoán phổ biến để xác định rối loạn đông máu

+ Theo dõi thời gian đông máu và phân tích con đường đông máu.

+ Nếu thấy cần thiết bác sĩ sẽ khuyên người bệnh nên tìm đến các chuyên gia huyết học để được chẩn đoán chính xác bệnh.

-                     Điều trị rối loạn đông máu

Rối loạn đông máu sẽ trở thành căn bệnh suốt đời nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả. Phương pháp điều trị sẽ khác nhau phụ thuộc vào loại và mức độ của bệnh. Các phương pháp điều trị rối loạn đông máu bao gồm:

+ Tiêm Desmopressin vào tĩnh mạch hoặc xịt vào mũi: Desmopressin là hợp chất nội tiết tố tổng hợp giúp kiểm soát chảy máu bằng cách kích thích cơ thể sản sinh thêm yếu tố đông máu. Desmopressin có hiệu quả với những người bị rối loạn đông máu thể nhẹ hoặc trung bình. Đây là thuốc thường được các bác sĩ lựa chọn trong giai đoạn đầu điều trị hoặc trước khi tiến hành phẫu thuật nhỏ nhằm giảm thiểu khả năng chảy máu. Một số phụ nữ dùng Desmopressin xịt mũi trong thời kì kinh nguyệt để ngăn chặn lượng máu chảy quá nhiều.

+ Liệu pháp thay thế: dịch truyền liều chuẩn yếu tố đông máu cô đặc vào cơ thể người bệnh để ngăn chặn chảy máu kéo dài. Dịch truyền còn có tác dụng với tất cả các loại bệnh khác. Trong trường hợp bệnh nhân điều trị bằng Desmopressin không hiệu quả và mức độ bệnh tiến triển sang thể nặng thì liệu pháp thay thế bằng cách truyền dịch sẽ được chỉ định.

+ Biện pháp tránh thai: các kích thích tố có trong estrogen của thuốc tránh thai có thể làm tăng nồng độ và hoạt động của các yếu tố đông máu VIII. Đây là liệu pháp điều trị hữu ích giúp kiểm soát chảy máu nặng, nhất là trong thời kì kinh nguyệt. Theo lời khuyên của bác sĩ là nên đặt trong tử cung người phụ nữ một thiết bị tránh thai có chứa progesterone như Mirena sẽ giúp cải thiện tình trạng rối loạn đông máu.

+ Sử dụng thuốc ổn định đông hoặc Antifibrinolytic: những loại thuốc này có tác dụng làm chậm sự tiêu hủy của các yếu tố đông máu, giữ cục máu đông ở nơi nó hình thành, chấm dứt hiện tượng chảy máu. Những loại thuốc này thường được các bác sĩ kê đơn trước hoặc sau khi làm phẫu thuật hoặc tiến hành nhổ răng.

Sử dụng thuốc là biện pháp điều trị hiệu quả

+ Chất bịt kín fibrin: là chất được sử dụng giống như chất keo được bơm trực tiếp trên vết cắt hoặc vết thương để giảm chảy máu.

Biến chứng của rối loạn đông máu

-         Thiếu máu: phụ nữ bị chảy máu kinh nguyệt nặng sẽ có nguy cơ phát triển thành thiếu máu, thiếu sắt.

-         Sưng đỏ và đau: xảy ra chảy máu bất thường ở các khớp xương, mô mềm làm người bệnh cảm thấy sưng và đau đớn dữ dội.

-         Tử vong: chảy máu quá nhiều và không thể kiểm soát có thể đe dọa mạng sống và dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Chế độ chăm sóc người bị rối loạn đông máu, Cách kiểm soát bệnh đối với người bị rối loạn đông máu

-         Người nhà và bệnh nhân cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị.

-         Khi người bệnh tự dưng chảy máu thì phải tiến hành sơ cứu ngay lập tức với các thao tác như để người bệnh nằm yên nghỉ ngơi và tiến hành băng vết thương, hạn chế lượng máu chảy.

Cần sơ cứu người bệnh khi bị chảy máu

-         Những người mắc bệnh rối loạn đông máu nên sống ở nơi gần bệnh viện lớn hoặc trung tâm điều trị bệnh để có thể cấp cứu kịp thời khi xảy ra chảy máu quá nhiều.

-         Kiểm tra định kì theo lịch hẹn của bác sĩ điều trị để theo dõi và kiểm soát bệnh.

-         Thực hiện lối sống lành mạnh, khoa học, điều độ và tăng cường sức khỏe để giảm thiểu chảy máu và thiếu máu.

-         Hạn chế tiêm vào bắp thịt.

-         Thường xuyên tập thể dục sẽ cải thiện bệnh rối loạn đông máu, ngăn chặn không cho bệnh tiến triển nặng hơn. Các hoạt động thể thao như bơi lội, đi xe đạp, đi bộ và yoga giúp phát triển cơ bắp và bảo vệ các khớp.

Tập thể dục giúp cải thiện bệnh rối loạn đông máu

-         Tránh vận động các môn thể thao nặng có thể gây nên bầm tím và chấn thương như bóng đá, đấu vật, khúc côn cầu.

-         Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để ngăn ngừa các bệnh răng miệng, hạn chế nhổ răng làm chảy máu quá nhiều. Khám răng định kì 6 tháng/lần.

-         Tránh cơ thể bị thương tích: cẩn trọng trong khi đi lại và làm việc, tránh xảy ra các thương tích ở đầu gối, khuỷu tay, hình thành thói quen đội mũ bảo hiểm và thắt dây đai an toàn để ngăn ngừa chấn thương khi xảy ra tai nạn, té ngã.

Phòng ngừa rối loạn đông máu

-         Không nên lạm dụng thuốc bừa bãi, cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng một loại thuốc nào đó. Một số loại thuốc có tác dụng phụ mạnh, có thể gây nên những rối loạn về thuốc, dẫn đến nguy cơ bị rối loạn đông máu.

-         Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa một số bệnh nguy hiểm. Tăng cường chất dinh dưỡng hàng ngày để tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch. Ăn nhiều rau xanh và chất xơ, hoa quả tươi và bổ sung vitamin C hàng ngày.

-         Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, khám răng định kì 2 lần/năm.

Khám răng định kì để giảm nguy nhổ răng gây rối loạn đông máu

-         Rèn luyện thói quen tập thể dục. Theo các chuyên gia đã khẳng định tập thể dụng là cách phổ biến và hiệu quả để phòng bệnh hiệu quả. Tập thể dục cũng làm giảm thiểu nguy cơ bị rối loạn đông máu. Thường xuyên tập thể dục sẽ khiến các mạch máu co dãn thường xuyên, giúp máu lưu thông đều đặn, tránh bị đông máu.

Thường xuyên tập thể dục giúp ngăn ngừa bệnh tật

-         Khi xảy ra tạn nạn dẫn đến chảy máu cần tiêm ngay yếu tố đông máu nhằm hạn chế chảy máu quá nhiều và kéo dài dẫn đến rối loạn đông máu.

-         Cẩn trọng, tránh các tai nạn gây chấn thương.