Tổng quan về bệnh Hen Suyễn, nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả
Hen suyễn là gì? Hen suyễn ở người lớn, hen suyễn ở trẻ em, hen suyễn phế quản là gì?
Hen suyễn là loại bệnh lí mãn tính của đường thở. Các ống phế quản bị viêm, sưng, phù nề, chứa nhiều chất dich nhầy và co thắt khi tiếp xúc với các chất kích thích như khói bụi, thuốc lá, lông động vật… làm đường thở bị tắc ghẽn gây nên các cơn ho, khó thở, khò khè, nặng ngực.
Hen suyễn
Bệnh hen suyễn thường gặp ở những nước kém phát triển với mức thu nhập thấp. Bệnh gây tỉ lệ tử vong tương đối thấp so với các bệnh lí nguy hiểm khác. Hiện nay trên thế giới có khoảng 235 triệu người mắc hen suyễn. Bệnh không thể chữa khỏi triệt để nhưng có thể được kiểm soát tốt bằng các phương pháp điều trị kết hợp với rèn luyện lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học.
Hen suyễn ở người lớn: hen suyễn là căn bệnh diễn ra ở mọi lứa tuổi và không trừ một ai. Trong những năm gần đây, tỉ lệ mắc hen suyễn gia tăng mạnh ở những người trường thành do môi trường làm việc chứa nhiều các chất dị ứng như khói bụt, ô nhiễm không khí hoặc khói thuốc lá. Tỉ lệ mắc hen suyễn ở nữ giới cao hơn năm giới.
Hen suyễn ở trẻ em: hen suyễn xảy ra phổ biến ở trẻ em với tỉ lệ trẻ nam cao hơn trẻ nữ. Hiện nay môi trường bị ô nhiễm trầm trọng thì tỉ lệ trẻ em mắc hen suyễn ngày càng tăng. Nguyên chính là do bị nhiễm trùng đường hô hấp khi còn nhỏ. Hen suyễn là căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng lớn tới tình trạng sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của bé. Những trẻ bị hen suyễn thường biếng ăn, chậm lớn, còi xương và hay quấy khóc.
Hen suyễn là căn bệnh ngày càng phổ biến ở trẻ em
Hen suyễn phế quản: là tình trạng viêm mãn tính, sưng của các ống phế quản gây tắc ghẽn, làm hẹp đường hô hấp. Những cơn hen phế quản có biểu hiện như thở rít, nhanh, tức ngực và ho liên tục vào ban đêm và sáng sớm… Đường dẫn khí của những người bị hen phế quản dễ bị viêm, phù nề và ứ đờm gây lên các cơn co thắt làm phế quản hẹp hơn, ngăn cản quá trình hít không khí và thở ra của phổi khiến người bệnh cảm thấy khó thở.
Điều gì làm cho một cơn hen suyễn trở lên nguy cấp
Cơn hen suyễn trở nên nguy cấp khi những đợt ho, nặng ngực, khò khè, khó thở xảy ra liên tục, trầm trọng do các ống phế quản bị co thắt mạnh, sưng phù làm hẹp lòng phế quản, đỡm nhớt ứ đọng nhiều làm tắc ghẽn luồng khí thở.
Khi cơn hen suyễn cấp xảy ra cần đưa người bệnh đi cấp cứu kịp thời để chặn đứng ngay lập tức cơn suyễn, giúp người bệnh dễ thở và thở trở lại, tránh những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng. Cơn hen suyễn được ví như “hung thần bóng đêm” có thể xảy đến một cách rầm rộ, đột ngột cũng có khi diễn biến từ từ và tăng dần lên.
Các nguyên nhân dẫn đến hen suyễn
- Dị ứng môi trường: đa số hen suyễn có nguyên nhân từ dị ứng với nhiều loại như dị ứng môi trường (khói bụi, vi khuẩn, lông chó mèo, vi sinh vật,...), dị ứng thời tiết, dị ứng phấn hoa.
- Dị ứng thức ăn: Những loại thức ăn có nguồn gốc từ biển như tôm, cua, mực, cá... dễ gây kích hoạt cơn hen suyễn. Chất sulfite có trong đồ hộp đóng sẵn, đồ khô hay cà chua cũng rất nhạy cảm với những cơn hen.
- Hút thuốc: Thuốc lá là tác nhân hàng đầu gây kích ứng đường dẫn khí làm cho đường dẫn khí bị co thắt, hẹp và tắc ghẽn.
- Dùng thuốc: việc sử dụng một số loại thuốc như aspirin, thuốc cảm, các thuốc kháng viêm không sterroid, thuốc nhỏ mắt... trong thời gian dài sẽ gây hen suyễn.
- Viêm xoang, viêm mũi dị ứng: Người mắc viêm xoang, viêm mũi dị ứng có nguy cơ bị hen suyễn cao gấp 3 lần so với người bình thường. Viêm xoang và viêm mũi dị ứng là căn bệnh gây ảnh hưởng đến đường thở. Khi người bệnh không thể thở được bằng mũi sẽ có xu hướng thở bằng miệng. Ống dẫn khí làm việc quá sức sẽ khởi phát những cơn hen suyễn.
Nguyên nhân gây hen suyễn luôn tiềm ẩn
- Môi trường ô nhiễm: môi trường ô nhiễm không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng là tác nhân làm cho số người mắc hen suyễn trên thế giới ngày càng tăng. Những người sinh sống ở đô thị với nhiều khói bụi sẽ có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn những người sống ở nông thôn.
- Lo âu, stress, căng thẳng hay mắc một số bệnh như dạ dày, đường ruột cũng là nguyên nhân khởi phát của hen suyễn.
- Nhiễm trường đường hô hấp từ khi mới sinh ra hoặc thời thơ ấu sẽ gây ra những triệu chứng khó thở, thở khò khè. Một số trẻ em bị hen mãn tính khi nhiễm virut đường hô hấp mà không điều trị dứt điểm từ nhỏ.
- Di truyền: những người sinh ra trong gia đình có bố hoặc mẹ bị hen suyễn sẽ có nguy cơ cao mắc hen suyễn.
- Trẻ em hít nhiều khói thuốc lá thụ động khi còn nhỏ.
Dấu hiệu và các triệu chứng cảnh báo bệnh hen suyễn
- Ho liên tục về đêm hoặc vào buổi sáng, quấy rối giấc ngủ của người bệnh.
- Thở khò khè: thở kèm theo tiếng rít hoặc âm thanh the thé.
- Khó thở: người bệnh không thể thở hoặc cảm thấy hết hơi. Họ cảm thấy bất lực khi không thể đẩy không khi ra khỏi phổi.
- Nặng ngực: đau tức ngực như có một thứ gì đó siết chặt hay đè ép lên ngực.
- Mệt mỏi, ủ rũ: người bệnh cảm thấy mệt mỏi, dễ dàng cáu gắt, khó chịu. Mệt và yếu khi tập thể dục hay vận động nặng.
- Dễ bị cảm lạnh hặc chảy nước mũi.
Những người gặp vấn đề về mũi dễ gây khởi phát những cơn hen suyễn
- Khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc do chất lượng hơi thở kém kèm theo những cơn ho về đêm.
Những triệu chứng trên là dấu hiệu cảnh báo trước của bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, không phải tất cả những người bị hen suyễn đều xuất hiện cùng lúc những triệu chứng. Có khi bệnh biểu hiện khác nhau ở những thời điểm khác nhau, diễn biến từ nhẹ cho đến nặng.
Các loại bệnh suyễn
- Hen suyễn dị ứng: hen suyễn bắt nguồn từ nguyên nhân dị ứng với môi trường như khói bụi, thời tiết, phấn hoa, lông động vật (chó, mèo,...). Những người bị hen suyễn loại này thường có tiền sử mắc bệnh về dị ứng như ngứa, nổi ban đỏ, viêm mũi dị ứng hay sốt. Hen suyễn dị ứng còn diễn ra theo mùa. Vào mùa xuân cây cối ra hoa và những loài hoa nở rộ có nhiều phấn hoa, những người bị bệnh hen suyễn sẽ cảm thấy tệ hơn.
- Hen suyễn thai kì: những thai phụ có tiền sử bị hen suyễn khi mang thai sẽ có những biến chứng liên quan đến thai kì cao hơn những người bình thường.
- Hen suyễn nghề nghiệp: những người làm việc trong những xưởng dệt may công nghiệp hay môi trường có nhiều khói bụi và hóa chất độc hại sẽ nhạy cảm và dễ phát bệnh hen suyễn.
- Hen suyễn ban đêm: cơn hen suyễn thường xảy ra vào ban đêm, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 2 – 4 giờ sáng. Đó là thời điểm cơ thể chống chọi với bệnh hen suyễn thấp nhất nên các cơn hen suyễn bắt đầu khởi phát gây ra những biểu hiện khó chịu cho người bệnh.
Những phương pháp nào được áp dụng để chuẩn đoán và kiểm tra hen suyễn
- Khai thác tiền sử bệnh: Thông qua hỏi người bệnh xem có ai trong gia đình đã từng mặc hen suyễn hoặc dị ứng không, bản thân có những triệu chứng hen suyễn khi nào và diễn ra trong bao lâu, các triệu chứng hen có thường xuyên diễn ra vào ban đêm không, bác sĩ sẽ khoanh vùng, xác định bệnh.
- Khám lâm sàng: qua thiết bị ống nghe bác sĩ sẽ lắng nghe được hơi thở của bạn và nhận biết các cơn hen suyễn hoặc dị ứng.
- Kiểm tra chứng năng của phổi: dùng máy đo hô hấp kí hay lưu lượng đỉnh kế để theo dõi hoạt động của phổi qua lưu lượng khí hít vào và thở ra.
- Xét nghiệm dị ứng: phát hiện các chất gây dị ứng đường hô hấp.
- Xét nghiệm kích thích phế quản: sử dụng máy đo phế dung đo lường chức năng của phổi thông qua các thử nghiệm vận động gắng sức, hít hóa chất đặc biệt hay chịu lạnh.
- Chụp X-quang ngực và điện tâm đồ: cho biết hình dạng, kích thước, hoạt động của phổi, từ đó xác định tác nhân bên ngoài hay bên trong gây nên hen suyễn.
Cách biện pháp áp dụng điều trị bệnh hen suyễn
- Điều trị bằng thuốc: thuốc không thể chữa dứt điểm bệnh hen suyễn nhưng có tác dụng kiểm soát tốt bệnh, có 2 loại là thuốc kiểm soát dài hạn và thuốc gây tác dụng nhanh.
+ Thuốc kiểm soát dài hạn: hầu hết những người bị bệnh hen suyễn đều được điều trị bằng thuốc dài hạn mỗi ngày để giảm viêm đường hô hấp, kiểm soát và ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh. Những loại thuốc dài hạn được chỉ định cho người hen suyễn là corticosteroid dạng xịt hoặc uống, cromolyn, omalizumab.
+ Thuốc tác dụng nhanh: đa số những người bị bệnh hen suyễn đều cần đến những thuốc có tác dụng nhanh để giảm thiểu và xử lí nhanh các cơn hen bùnh phát. Những loại thuốc thuộc nhóm đồng vận beta2 có tác dụng nhanh chóng thường được chỉ định dùng. Khi có triệu chứng lên sơn hen suyễn như khò khè, khó thở cần cho người bệnh sử dụng ngay lập tức thuốc cắt cơn, xịt liên tục vào họng từ 20 – 40 phút, xịt khoảng 2 – 4 lần.
- Chế độ dinh dưỡng:
+ Hạn chế sử dụng đạm thực vật: những loại thức ăn như thịt, trứng, sữa chứa nhiều đạm ở động vật làm giảm khả năng thích nghi tự nhiên và sự đồng hóa của cơ thể. Những phân tử từ thịt, trứng, sữa dễ dàng đi vào máu và sinh ra dị ứng.
+ Tăng cường ăn gạo lứt, các loại đậu (đậu đỏ, đậu nành, đậu đen), tỏi, khoai sọ, củ sen sống rất tốt chô người bị bệnh hen.
Chế độ dinh dưỡng hợp lí sẽ giúp giảm thiểu triệu chứng của hen suyễn
- Ngừng hút thuốc và tránh xa khói thuốc: Khói thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây hen suyễn và là tác nhân khiến những cơn hen suyễn trở nên cấp tính. Do đó, những người bị hen suyễn cần tuyệt đối không được hút thuốc, luôn đảm bảo bầu không khí trong nhà trong lành. Ở những nơi công cộng, người bệnh ngoài việc không được hút thuốc còn cần phải tránh hít phải khói thuốc, tránh xa môi trường có khói thuốc lá.
- Môi trường xung quanh: Vệ sinh nhà ở và phòng ngủ sạch sẽ, tránh khói bụi, giảm tiếp xúc với lông vật nuôi như chó, mèo…
- Ngăn chặn sự xâm nhập của các tế bào và vi khuẩn nấm mốc.
- Tiêm phòng cúm hàng năm, tránh bị cảm lạnh, vào mùa đông luôn giữ ấm cho cơ thể.
Chế độ chăm sóc và dinh dưỡng dành cho người bệnh hen suyễn
- Những người mắc bệnh hen suyễn cần được chăm sóc dài hạn, tuân thủ kế hoạch điều trị của bác sĩ, hạn chế tiếp xúc với các chất gây dị ứng.
- Hợp tác chặt chẽ và lâu dài với bác sĩ để theo dõi và quản lí bệnh tình của bạn hay của con bạn.
- Tránh những nguyên nhân khiến bệnh tình của người bệnh trở nên trầm trọng như các chất kích hoạt cơn hen suyễn.
- Tăng cường hoạt động thể lực cho người bệnh, giúp người bệnh lạc quan, vui vẻ, yêu đời. Lưu ý, tránh để người bệnh hoạt vận động mạnh và gắng sức.
- Luôn mang theo thuốc và uống thuốc đều đặn.
- Dành thời gian tìm hiểu về các loại thuốc để đưa đúng thuốc cho người bệnh, đặc biệt là những khi lên cơn hen suyễn cấp tính.
- Ghi lại nhật kí diễn biến của các cơn hen suyễn để theo dõi tiến trình và kiểm soát tốt bệnh.
- Động viên người bệnh giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ để có thể chung sống tốt với bệnh tật.
- Dành nhiều thời gian để người bệnh nghỉ ngơi, tránh lao động hay làm vệc nặng.
- Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh:
+ Kiêng những thức ăn gây dị ứng như tôm, mực, cua, cá.
+ Tăng cường thực phẩm giàu vitamin C, magiê. Nếu cơ thể thiếu vitamin C kết hợp với môi trường bị ô nhiễm sẽ làm bùng phát những cơn hen suyễn, đặc biệt là ở trẻ em.
+ Bổ sung nhiều thực phẩm có chứa axit béo omega 3 như cá hồi, cá thu, hạt hướng dương, mè… Ngoài việc tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, omega 3 còn giúp chống viêm cho những người dễ dị ứng, ngăn chặn những cơn hen và cải thiện phổi.
Phong cách sống mạnh khỏe để phòng ngừa, kiểm soát bệnh hen suyễn
- Giữ gìn môi trường sống trong lành, thường xuyên hút bụi nhà ở và phòng ngủ sạch sẽ, vệ sinh chăn, mềm, thay áo gối, hạn chế tiếp xúc với động vật nuôi.
- Giữ ấm cho cơ thể khi mùa đông đến, không nên tắm cho trẻ khi thời tiết lạnh.
- Tránh bụi bặm, dùng khẩu trang khi ra đường hoặc ở nơi bị ô nhiễm.
- Chơi những môn thể thao vừa sức để tăng cường thể lực, tránh những môn thể thao đòi hỏi dùng nhiều sức.
- Ngừng hút thuốc và tránh xa môi trường khói thuốc.
- Tiêm phòng cúm hàng năm để tránh bị cảm lạnh gây nhiễm trùng đường hô hấp.
Nên tiêm phòng cúm mỗi năm để ngăn ngừa cảm lạnh dẫn đến hen suyễn
- Duy trì lối sống lành mạnh, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, tăng cường rau xanh, hoa quả tươi và thực phẩm giàu omage 3.
- Kiên trì, tuân thủ điều trị của bác sĩ, dùng thuốc đều đặn, ghi lại thời gian xảy ra triệu chứng của những cơn hen suyễn nhằm giúp bác sĩ theo lõi bệnh tình và có biện pháp kiểm soát tốt những cơn hen.
- Tránh môi trường làm việc có nhiều khói bụi độc hại.
- Điều trị tốt các bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng, dị ứng da (chàm)…